Fanpage
Thống kê
  •   Đang online
    20
  •   Hôm nay
    163
  •   Hôm qua
    142
  •   Tổng truy cập
    220740
  •   Tổng sản phẩm
    34
  • Hỗ trợ online
    •   0918.366.916
        0918.386.905







    0 - 445,000 đ        
    BỘT BỒ KẾT RANG SAY
  • Xem toàn bộ hình ảnh

    BỘT BỒ KẾT RANG SAY

    Bồ kết không những được biết đến với công dụng giúp tóc đen mượt, óng ả. Mà đây còn là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh hữu hiệu
    Đặt hàng sản phẩm -20%
    Giá bán : 280,000 đ
    Giá thị trường : 350,000 đ
    Sản phẩm đã được thêm vào vào giỏ hàng
    BỘT BỒ KẾT RANG SAY

    BỘT BỒ KẾT RANG SAY

    BỘT BỒ KẾT RANG SAY

    BỘT BỒ KẾT RANG SAY

    BỘT BỒ KẾT RANG SAY
    Thu gọn


    CHI TIẾT SẢN PHẨM

    25 CÔNG DỤNG CỦA CÂY VÀ QUẢ BỒ KẾT TỐT CHO SỨC KHỎE NGƯỜI VIỆT
    Cây bồ kết là gì?
    Cây bồ kết có tên khoa học là Fructus Gleditschiae. Thuộc họ: Vang (Caesalpiniaceae)
    Một số tên gọi khác đó là: Chùm kết, bồ kếp, tạo giáp, tạo giác, trư nha tạo giác.

    Đây là một loại cây sống lâu năm. Thân bồ kết có gai, hạt giống hình hạt đậu nhưng có kích cỡ to hơn. Mỗi quả bồ kết trung bình có từ 30 đến 40 hạt. Trong hạt của bồ kết có chứa một hàm lượng lớn dầu thực vật.
    Chính vì vậy, khi chưa có các sản phẩm dầu gội đầu như hiện nay. Phụ nữ Việt Nam ngày xưa thường dùng bồ kết như một loại thảo dược hữu hiệu giúp mái tóc đen và óng ả.
    Đặc điểm thực vật và phân bố
    Cây bồ kết là cây gỗ to, cao từ 5 – 7 m. Thân thẳng có vỏ nhẵn và gai to, cứng, phân nhánh, dài 10 – 25 cm. Cành mảnh, hình trụ, khúc khuỷu, lúc đầu có lông sau nhẵn và có màu xám nhạt.
    Cây bồ kết có lá kép, mọc so le, hai lần lông chim, cuống chung dài 10 – 12cm hay hơn, có lông nhỏ và có rảnh. Lá chét 6 -8 đôi mọc so le, hình thuôn, bóng và hơi có lông ở mặt trên, nhạt hơn và nhẵn ở mặt dưới, đầu lá chét tròn, gốc lá lệch, mép có răng cưa nhỏ, lá kèm nhỏ, rụng sớm.
    Cụm hoa mọc thành chùm ở ngoài kẽ lá, dài 10 – 15 cm, hoa màu trắng tụ họp 2 -7 cái trên những cành ngắn, dài hình ống, tràng 5 cánh, hoa đực có 10 nhị và không có bầu, hoa lưỡng tính có 5 nhị, bầu có nhiều lông đựng 12 noãn.
    Quả đậu mỏng, dài 10 – 12 cm, rộng 1.5 – 2 cm, thẳng hoặc hơi cong, khi còn tươi mặt ngoài có một lớp phân màu lam, chứa 10 -12 hạt bao bọc bởi một lớp cơm màu vàng, khi chín quả màu vàng nâu, để lâu chuyển sang đen.
    Bồ kết là loại cây gỗ lớn mọc nhanh, cây ưa sáng, thường mọc ở rừng thứ sinh, đôi khi thấy cả ở ven rừng núi đá vôi. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, nhưng tỷ lệ kết quả vào thời tiết. Năm nào mưa nhiều đúng vào thời kỳ ra hoa thì thu được ít quả. Bồ kết rụng lá vào mùa đông.
    Lá non mọc lại vào cuối mùa xuân năm sau. Cây trồng bằng hạt sau 4 năm ra hoa quả lứa đầu tiên, các năm sau càng nhiều hơn. Bồ kết có khả năng tái sinh chồi sau khi chặt.
    Mùa hoa: tháng 5 -7, mùa quả: tháng 8 – 10.
    Các loại bồ kết
    ♦ Bồ kết tây
    Tên khoa học của bồ kết tây là Albizzia lebbek Benth. Loại cây này  có nguồn gốc từ châu Á nhiệt đới và Australia. Bồ kết tây có chùm hoa đẹp và thường được trồng để lấy bóng mát.
    Là cây thân gỗ, cao trung bình 10 đến 15m, phân cành nhánh nhiều, thưa, màu xám trắng. Lá kép lông chim 2 lần, có màu xanh nhạt, với 10 đến 18 đôi lá phụ hình bầu dục thuôn đều cả 2 đầu.


    Hoa của bồ kết tây phát triển trên một cuống ngắn và mọc thành cụm ở nách lá. Quả bóng, dẹt, nổi rõ các hạt, có màu vàng rơm. Bồ kết tây mọc lên từ hạt và sinh trưởng rất khỏe.
    ♦ Bồ kết ba gai
    Danh pháp khoa học của bồ kết ba gai là Gleditsia triacanthos. Đây là loài cây thân gỗ, lá sớm rụng bắt nguồn từ miền đông Bắc Mỹ.
    Bồ kết ba gai chủ yếu được tìm thấy trong các vùng đất ẩm ướt ven các thung lũng sông từ đông nam Nam Dakota. Kéo dài về phía nam tới New Orleans và miền trung Texas và về phía tây tới trung Pennsylvania.
    Thành phần hóa học
    Quả bồ kết thường chứa Saponin, trong đó có một sapogenin là acid albigenic (điểm chảy 246°C, αD31 bằng – 30°).
    Theo nhiều tài liệu khác, quả bồ kết có chứa 10% saponin, trong đó 2 sapogenin được xác định là acid oleanic và acid echynocystic.
    Theo Ngô Bích Hải (1972), quả có chứa saponin triterpenic, trong đó một chất được xác định astragalosid. Phần aglycon của chất này là 3, 16 – dioxy – 28 – carboxyolean – 12 – en. Phần đường gắn vào OH ở vị trí 3 bao gồm D – xylose, L – arabinose và L – xylose theo tỷ lệ 2:1:1. Phần đường gắn vào gốc acyl là D – xylose và D – galactose theo tỷ lệ 2:2.
    Ngoài ra, trong quả bồ kết còn chứa 8 hợp chất flavonoid, trong đó có saponaretin, vitexin, homoorientin, orienti và luteolin
    Tác dụng của bồ kết

    Quả bồ kết (tạo giác – Fructus Gleditschiae), là quả bồ kết chín khô. Sử dụng sống hoặc tẩm nước cho mềm, sấy khô, khi dùng phải bỏ hạt. Có khi lại được đốt thành than, tán bột. Hạt bồ kết (tạo giác tử – Semen Gleditschiae), là loại hạt được phơi hay sấy khô sau khi lấy ra từ quả bồ kết chín. Gai bồ kết (tạo thích, tạo giác thích – Spina Gleditschiae). Đây là gai thu hoạch được ở thân cây bồ kết. Sau đó đem phơi hay sấy khô hoặc thái mỏng ra rồi phơi hoặc sấy khô. Nước sắc được từ gai bồ kết mang lại hiệu quả ức chế tụ cầu vàng. Do trong đó có chứa các hoạt chất kháng khuẩn và nấm. Tác dụng trong Đông y
    Bồ kết theo Đông y có vị tính hơi ôn, vị cay mặn, có độc, vào 2 kinh Phế, Đại tràng. Tác dụng thông khiếu, sát trùng, tiêu đờm; làm cho hắt hơi. Sử dụng để chữa cấm khẩu, trúng phong, tiêu thực, đờm suyễn, ích tinh, sáng mắt.
    Hạt bồ kết: không độc, tính ôn, vị cay. Đây là vị thuốc có công dụng thông đại tiện, bí kết, điều trị mụn nhọt. Liều dùng 5 đến 10g bằng cách sắc uống.
    Gai bồ kết: tính ôn không độc, có vị cay. Chữa ác sang, làm thông sữa, tiêu ung độc. Liều dùng 5 đến 10g dưới dạng thuốc sắc.
    Trong cây bồ kết, rất nhiều bộ phận có chứa độc tính như: quả, lá, vỏ cây và hạt. Độc tính của các bộ phận này chỉ xuất hiện khi chúng còn tươi. Do đó, khi bào chế thuốc cần phải sao hay nướng thật vàng. Hoặc đốt thành than để có thể loại bỏ hết độc tố.
    Khi bị ngộ độc bồ kết sẽ có các biểu hiện: nôn ói, nóng rát ở cổ, tức ngực. Sau đó đau đầu, tiêu chảy, chân tay rã rời, mệt mỏi, tiêu ra nước có bọt.
    Ở một số bệnh viện hiện nay còn sử dụng bồ kết để thông khoan, chữa bí đại tiện và không trung tiện được sau khi mổ, chữa tắc ruột. Có thể sử dụng được cho trẻ em và người lớn, thường chỉ khoảng 5 phút là tháo phân ngay.
    Tác dụng của bồ kết
    Quả, hạt và gai của bồ kết
    Công dụng chữa bệnh của bồ kết
    25 Công dụng của cây và quả bồ kết tốt cho sức khỏe người Việt có thể kể đến như:
    Chữa trị cho trẻ nhỏ bị chốc đầu, rụng tóc. Chữa trị cho trẻ nhỏ chốc đầu, lở ngứa do nấm. Trị trúng phong cấm khẩu. Trị méo miệng do trúng gió. Chữa trị kinh giản, co giật, đờm ngược lên nghẹt cổ, miệng sùi đờm dãi. Hoặc chữa  hen suyễn, đờm kéo lên khò khè khó thở. Trị ho. Hỗ trợ giảm đường huyết. Trị phụ nữ sưng vú. Phòng bệnh cho sản phụ. Trị sâu răng, nhức rang. Trị nghẹt mũi, khó thở hoặc viêm xoang. Thông mũi, tỉnh não. Trị kiết lỵ kéo dài không khỏi. Trị bí đại tiện. Trị bí đại tiện.. Chữa trị chứng bí đại tiện, tắc ruột hoặc bụng trướng sau mổ không trung tiện được, hoặc phù ứ nước. Trị trẻ nhỏ bị đầy bụng. Hỗ trợ tiêu hóa. Trị trĩ. Trị giun kim. Trị mụn nhọt sưng tấy, đau nhức. Trị quai bị. Trị trứng cá, tàn nhang. Trị ghẻ lở lâu năm. Trị mụn nhọt bọc không vỡ mủ. Công dụng chữa bệnh của bồ kết
    Bồ kết mang lại công dụng chữa bệnh khá tốt
    Một số bài thuốc chữa bệnh từ trái bồ kết
    Theo Đông y, trái bồ kết (tạo giác thích) có vị cay, tính ôn, tác dụng trừ đờm, thác độc, tiêu thũng, bài nùng và hoạt huyết. Vì vậy thảo dược này không chỉ được sử dụng để nấu nước gội đầu mà còn được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
    bài thuốc từ quả bồ kết
    Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả bồ kết:
    Bài thuốc trị mụn nhọt bên trong: Dùng đương quy và xuyên khung mỗi vị 14g, xuyên sơn giáp 10, sinh kỳ và trái bồ kết mỗi vị 12g. Đem sắc uống, chia thành 3 lần và dùng hết trong ngày. Bài thuốc trị mụn bọc do gan huyết nhiệt: Chuẩn bị bồ công anh và trái bồ kết mỗi loại 20g, đem sắc uống ngày dùng 1 thang. Bài thuốc trị chứng tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh: Dùng nhục quế và cam thảo mỗi vị 4g, đương quy và bồ công anh mỗi vị 20g, thán khương 6g, trái bồ kết 10g, đào nhân 12g và xuyên khung 14g. Dùng sắc uống mỗi ngày 1 thang. Bài thuốc trị viêm amidan: Dùng 10g trái bồ kết sắc uống, chia thành 2 lần dùng (sáng – tối). Bài thuốc trị ho có đờm: Chuẩn bị cam thảo 2g, sinh khương 1g, quế chi 1g, trái bồ kết 1g và đại táo 4g. Đem sắc với 600ml nước còn lại 200ml và chia thành 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc trị viêm xoang: Đốt trái bồ kết sau đó xông khói vào mũi để cải thiện tình trạng khó thở, nghẹt mũi kéo dài. Bài thuốc trị rụng tóc, chốc đầu ở trẻ nhỏ: Dùng trái bồ kết đốt thành than, tán bột mịn và đắp lên vùng da cần điều trị. Bài thuốc trị đau răng: Lấy trái bồ kết nước cháy đen, sau đó ngâm với rượu theo tỷ lệ 1:4 trong 1 ngày đem. Sau đó dùng rượu ngậm và nhổ đi, thực hiện liên tục vài ngày là khỏi. Bài thuốc trị quai bị: Đem trái bồ kết đốt thành than, sau đó tán thành bột và trộn với giấm thanh. Dùng bông gòn thấm thuốc và thoa lên vùng bị quai bị. Cứ 20 – 30 phút lặp lại 1 lần. Bài thuốc trị ghẻ lở lâu năm: Dùng 19 trái bồ kết giã nhỏ và cho vào dạ dày heo, buộc kín và nấu chín. Sau đó đem bỏ bồ kết và ăn hết dạ dày heo.

    Lưu ý khi sử dụng bổ kết
    Phụ nữ có thai không nên dùng bồ kết vì trong bồ kết có chất tẩy rửa, tính acid nhẹ. Rất dễ gây hưng phấn cổ tử cung dẫn đến sảy thai, sinh non. Ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi, trẻ khi sinh ra dễ bị dị tật.
    Những người có tỳ vị yếu cũng không nên sử dụng. Vì bồ kết sẽ làm tức bụng, trướng bụng, bụng thường kêu óc ách. Gây mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, ăn uống khó tiêu,…
    Thành phần của bồ kết có chứa chất tẩy rửa nên những đối tượng mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày, tá tràng cũng không nên sử dụng.
    Khi đói cũng không nên dùng vì có thể gây say bồ kết, ngộ độc. 
    Trên đây là thông tin về 25 Công dụng của cây và quả bồ kết tốt cho sức khỏe người Việt. Hy vọng qua các chia sẻ trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về dược liệu hữu dụng này. 
    * Lưu ý: Trên đây là cộng dụng của bồ kết chúng tôi sưu tầm được. 
    Trước khi sử dụng xin vui lòng đọc kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn tốt nhất 
     



     





    BÌNH LUẬN PHẢN HỒI
    SẢN PHẨM KHÁC

    Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm